Đấu thầu, dự án
Đăng ngày: 12/08/2018 - Lượt xem: 55
KỶ NIỆM 48 NĂM CHIẾN THẮNG ĐÈO NHÔNG (NGÀY MÙNG 5 TẾT ẤT TỴ 1965): NHỚ NGƯỜI ANH HÙNG QUÊ HƯNG YÊN BÙI XUÂN BÍNH

Bùi Xuân Bính sinh năm 1936 trong một gia đình có truyền thống cách mạng tại xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.

Cách đây 48 năm, vào ngày mùng 5 Tết Ất Tỵ 1965 (tức  ngày 06/02/1965) đã diễn ra trận Dương Liễu - Đèo Nhông, là một trận đánh được ghi lại trong sử sách của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Dương Liễu và Đèo Nhông nằm trên Đường số 1, thuộc địa bàn huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định. Sau 2 giờ chiến đấu tại Đèo Nhông Quân Giải Phóng đã diệt hơn 700 quân đối phương, bắn cháy 4 máy bay, diệt 10 xe bọc thép M-113, bắt sống 2 xe, thu toàn bộ vũ khí, khí tài và các loại quân dụng khác.

Chiến thắng tại Đèo Nhông - Dương Liễu chứng minh sự trưởng thành vượt bậc của bộ đội chủ lực QGP về nhiều mặt, khẳng định khả năng đánh tiêu diệt lớn trước quân chủ lực của địch được trang bị binh khí hiện đại. Đã gần nửa thế kỷ kể từ chiến thắng Đèo Nhông, một trong những chiến thắng oanh liệt đã được ghi vào sử sách của quân đội ta. Chiến thắng này gắn liền với tên tuổi người anh hùng liệt sỹ Bùi Xuân Bính.

Bùi Xuân Bính sinh năm 1936 trong một gia đình có truyền thống cách mạng tại  xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Đầu năm 1960, đồng chí là cán bộ trung đội trưởng của tiểu đoàn 207, trung đoàn 36, sư đoàn 308, là đơn vị đầu tiên của sư đoàn bổ sung vào chiến trường gian khổ và ác liệt khu 5 (đơn vị này sau đổi thành  tiểu đoàn 3,  trung đoàn 2, sư đoàn 3, thuộc quân khu 5).
Gửi
Là một cán bộ tốt, có tinh thần yêu nước cao, đồng chí xung phong tình nguyện vào Nam chiến đấu giải phóng đất nước. Đồng chí có tác phong gương mẫu trong huấn luyện, trong hành quân gian khổ vượt Trường Sơn, sâu sát giúp đỡ anh em đồng đội.
Trong chiến đấu, đồng chí rất dũng cảm, ngoan cường, mưu trí linh hoạt, xung phong dẫn đầu đơn vị tấn công tiêu diệt địch. Đồng chí đã cùng đơn vị tham gia chiến đấu chống chiến dịch càn quét của quân nguỵ ở miền tây Quảng Nam. Rồi đơn vị chuyển vào Bình Định. Trong trận Chung Hội, quân ta đã đánh bại chiến đoàn đặc nhiệm của Sư 22 quân nguỵ, buộc địch không thể tiếp viện cho quận An Lão. Trong trận này ta đã tiêu diệt và bắt sống nhiều tù binh, thu nhiều vũ khí, góp phần giải phóng hoàn toàn quận An Lão.
Tiếp đó, đơn vị của đồng chí còn tham gia đánh nhiều trận ác liệt, trận nào đồng chí Bính cũng xông xáo gan dạ, nêu gương quyết chiến quyết thắng. Đặc biệt phẩm chất anh hùng, dũng cảm mưu trí của đồng chí đã thể hiện chói sáng trong trận quân ta phục kích đánh địch ở Đèo Nhông ngày 08/02/1965.
Để chuẩn bị chiến đấu, tiểu đoàn đã phát động phong trào thi đua dủng súng bộ binh tiêu diệt xe thiết giáp M.113 của địch. Lúc bấy giờ, tâm lý bộ đội ta còn sợ xe M.113 vì với địa hình bằng phẳng, chúng vừa bắn vừa xông tới chà bẹp đội hình ta rất dã man. Trong lễ phát động, đổng chí Bính là người hưởng ứng trước tiên, đồng chí đã thay mặt trung đội 3 hứa quyết tâm tiêu diệt và bắt sống xe M.113.
Vào trận đánh, bọn địch đã bị khoá đầu, khoá đuôi, đơn vị đồng chí Bính chặn đánh khúc giữa. Vận động dưới làn đạn xối xả của địch, đồng chí Bính đã chỉ huy đơn vị bắn mạnh vào xe M.113 của chúng, uy hiếp chúng, khiến bọn trong xe choáng váng, hoang mang phải nhảy ra khỏi xe, tản ra 2 bên. Đồng chí hô toàn trung đội xung phong tiêu diệt địch và chiếm xe M.113. Lúc này một chiếc xe còn đang nổ máy đồng chí Bính đã nhảy phốc lên xe, bắn chết tên lái xe, rồi dùng ngay súng trọng liên trên xe bắn truy quét địch, tiêu diệt hết bọn đang chạy trốn, góp phần rất quan trọng vào chiến thắng giòn giã vả vang dội của quân đội ta.
Sau trận này đổng chí Bính được đơn vị đề nghị khen thưởng huân chương chiến công. Tin đồng chí Bính bắt sống xe M.113 của địch đã được thông báo trong toàn đơn vị, làm nức lòng cán bộ chiến sĩ, đã giải toả được tâm lý sợ xe M.113, tin tưởng vào khả năng có thể tiêu diệt được loại xe ghê gớm này.
Báo chí và đài phát thanh ngoài Bắc lúc bấy giờ đã phát hành và đăng tin rầm rộ, ca ngợi gương chiến đấu dũng cảm của Bùi Xuân Bính – quân giải phòng miền Nam.
Sau đó đồng chí Bính lại tiếp tục chiến đấu cùng đơn vị. Trong trận chiến đấu ở xã Mỹ Chinh, quận Phù Mỹ, quân ta đã đánh bại tiểu đoàn kỵ binh thiết giáp của quân Mỹ. Ngày 06/07/1966 trong một trận chiến đấu ác liệt với sư đoàn thuỷ quân lục chiến Mỹ, đồng chí đã hy sinh anh dũng dưới làn bom đạn của địch, để lại niềm thương tiếc cho đồng chí, đồng đội, gia đình và nhân dân trong những vùng mà đơn vị đã đóng quân.
Với những phẩm chất tốt đẹp và thành tích chiến đấu đặc biệt xuất sắc nói trên, ngay từ năm 1966, đồng chí đã được đơn vị đề nghị cấp trên khen tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang. Nhưng vì hoàn cảnh chiến đấu ác liệt, giao thông liên lạc khó khăn, công việc bề bộn nhất là do trận lụt lỡ núi ở Khánh Giang, Trường Lệ, cả cơ quan chính trị của trung đoàn (cả người, tài liệu, súng đạn) đều bị chôn vùi dưới một quả núi nên việc này bị gác lại.
35 năm sau, ngày 10/04/2001 chủ tịch nước đã chính thức truy tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho đồng chí Bùi Xuân Bính. Giống như tại Hà Nội, chính quyền và nhân dân tổ chức kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa vào ngày mùng 5 Tết, thì tại Bình Định, chính quyền và nhân dân long trọng tổ chức kỷ niệm chiến thắng Đèo Nhông Dương Liễu cũng vào ngày mùng 5 Tết hàng năm với niềm tự hào và tưởng nhớ những chiến sĩ quả cảm đã làm nên một trong những chiến công oanh liệt phi thường trong cuộc khánh chiến chống Mỹ cứu nước.

Tô Quyết Tiến


biên soạn theo tài liệu xác nhận của thượng tướng Nguyễn Nam Khánh, nguyên phó chủ nhiệm Tổng cục chính trị, trung tướng Đặng Hoà, nguyên chính uỷ sư đoàn 3, liên khu 5, đại tá Vũ Quang Trắc, nguyên tiều 

Tin liên quan