Đấu thầu, dự án
Đăng ngày: 12/08/2018 - Lượt xem: 38
Phần 10 - Đảng bộ lãnh đạo thực hiện Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965)

Thực hiện các nghị quyết của Đảng và lời căn dặn của Bác, quan hệ sản xuất tập thể đã bắt đầu phát huy tác dụng ở Hưng Yên trên một số mặt như: thủy lợi, giao thông nông thôn, cải tạo đồng ruộng, đưa giống mới vào sản xuất. Nhờ vây, sản xuất nông nghiệp đã có bước phát triển. Hợp tác hóa nông nghiệp đã tạo được nòng tin vào nhân dân.

Phát triển kinh tế

Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng về đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc là cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội, công nghiệp hóa chủ nghĩa xã hội là nhiệm vụ trọng tâm tronng suốt thời kỳ quá độ ở nước ta, nhằm xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Đại hội đề ra là ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời ra sức phát triển công nghiệp nhẹ.
Để triển khi Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng và thực hiện Kế hoạch nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961-1965), từ ngày 21 đến ngày 29-3-1961, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ V (vòng 2) được diễn ra tại Hội trường tỉnh, có 225 đại biểu chính thức. Đại hội đã kiểm điểm sự lãnh đạo của Đảng bộ trong nhiệm kỳ qua và đề ra nhiệm vụ,  phương hướng trong thời gian tới. Đại hội đã bầu ra Ban Chấp  hành Đảng  bộ gồm 25 ủy viên chính thức, 6 ủy viên dự khuyết. Ban Chấp hành đã bầu ra 7 đồng chí vào Ban Thường vụ, bầu đồng chí Lê Quý Quỳnh làm Bí thư Tỉnh ủy, đồng chí Mai Văn Hách làm Phó Bí thư Thường trực, đồng chí Trần Duy Dương làm Phó Bí thư.
Thực hiện các nghị quyết của Đảng và lời căn dặn của Bác, quan hệ sản xuất tập thể đã bắt đầu phát huy tác dụng ở Hưng Yên trên một số mặt như: thủy lợi, giao thông nông thôn, cải tạo đồng ruộng, đưa giống mới vào sản xuất. Nhờ vây, sản xuất nông nghiệp đã có bước phát triển. Hợp tác hóa nông nghiệp đã tạo được nòng tin vào nhân dân.
Năm 1961, trong toàn tỉnh có 674 hợp tác xã nhỏ đã hợp nhất thành 260 hợp tác xã quy mô nông thôn. Đến năm 1962, toàn tỉnh có 125 hợp tác xã bậc cao chiếm 31,6%. Hàng năm, tỷ lệ các hợp tác xã tốt có chiều hướng tăng, hợp tác xã yếu kém ngày càng giảm. Năm 1960, số hợp tác xã yếu kém là 26% đến năm 1963 còn 12%.
Nhằm củng cố các hợp tác xã, Tỉnh ủy có chủ trương xây dựng bốn hợp tác xã “cờ đầ” đại diện cho từng vùng. Toàn tỉnh có 155 hợp tác xã điểm của 155 xã. Tuy nhiên, trong việc xây dựng hợp tác xã điểm đã có một số thiếu sót như: công hữu ao, công hữu trâu  bò…một cách tràn lan. Những thiếu sót đó được tỉnh kịp thời khắc phục. Các hợp tác xã cơ bản ổn định.
Ngày 29-01-1961, đồng chí Trường Chinh, Ủy viên Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng đã về dự Hội nghị tổng kết phong trào hợp tác hóa nông nghiệp ở Hưng Yên và đã khen Hưng Yên về cơ bản đã hoàn thành cuộc vận động hợp tác hóa nông nghiệp đến 93%.
Tuy nhiên, do hợp tác hóa nông nghiệp diễn ra quá nhanh trong khi chưa hội tủ đủ những điều kiện cần thiết cho sự tồn tại của một tổ chức kinh tế tập thể, do nóng vội chạy theo phong trào… nên xuất hiện tình trạng quy mô hợp tác xã càng lớn thì hiệu quả sản xuất càng sung giảm.
Thực hiện Nghị quyết số 70-NQ/TW ngày 19-2-1963 của Bộ Chính trị, Tỉnh ủy Hưng Yên tổ chức tiến hành cuộc cải tiến quản lý hợp tác xã, cải tiến kỹ thuật nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện và vững chắc, củng cố, xây dựng hợp tác xã.
Sau cuộc vận động cải tiến quản lý hợp tác xã, cải tiến kỹ thuật và cuộc vận động hai năm làm thủy lợi, quan hệ sản xuất ở Hưng Yên được củng cố và ngày càng hoàn thiện, sản xuất nông nghiệp có những tiến bộ hơn. Sản phẩm nông nghiệp làm ra ngày một tăng. Cơ sở sản xuất của hợp tác xã được xây dựng, việc thâm canh để đạt 5 tấn/ha được  nhiều hợp tác xã phấn đấu.
Thắng lợi của việc xây dựng hợp tác xã đã tạo ra sức lao động tập thể  to lớn trong nông thôn, tạo ra sự phân công lao động mới, đó là sức mạnh để chiến thắng thiên tai, phát triển sản xuất. Đó cũng là tiền đề to lớn cho Đảng bộ và nhân dân Hưng Yên tiến hành thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965).
Bên cạnh việc xây dựng hợp tác xã việc mở rộng diện tích bằng khai hoang tăng vụ được chú ý. Ngay từ cuối năm 1960o, Tỉnh ủy Hưng Yên đã lãnh đạo nhân dân tích cực thực hiện thâm canh tăng năng suất trên toàn bộ diện tích và đưa dân đi khai hoang xây dựng kinh tế mới.
Thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VI năm 1963, Đảng bộ và nhân dân Hưng Yên đã có nhiều cố gắng đưa nhân dân đi xây dựng  kinh tế mới ở miền núi như Yên Bái, Bắc Giang, Hải Ninh, Hồng Quảng… Năm 1964, toàn tỉnh đã huy động được 1.527 hộ với 8.126 người, trong đó có 3.140 lao động. Năm 1965, tỉnh cũng vận động được 574 hộ gồm 2.881 người, trong đó có 1.335 lao động đi khai hoang để phát triển kinh tế, văn hóa ở miền núi…
Nhìn chung, ở các nơi đến khai hoang, nhân dân ổn định, sản xuất khá, đời sống nhân dân được nâng cao. Song, trên thực tế, trong quá trình vận động nhân dân đi khai hoang cũng đã tác động không nhỏ tới các cuộc  vận động như: ý thức, vai trò tiên phong của cán bộ, đảng viên chưa thực sự gương mẫu, do đường xa, đi lại khó khăn nên tạo ra tư tưởng ngại ngần khi phải rời quê. Đây là những đòi hỏi mà cấp ủy, chính quyền cần phải có những biện  pháp để thực hiện tốt cuộc vận động nhân dân đi khai hoang trong những năm tới.
Công tác thủy lợi được đẩy mạnh. Tỉnh ủy lãnh đạo nhân dân tích cực đẩy mạnh phong trào hợp tác xã làm thủy lợi. Nổi bật nhất là phong trào thi đua “Ba nhất”, năm 1961, 1964 Hưng Yên vinh dự được nhận Cờ thưởng luân lưu làm thủy lợi khá nhất năm đầu tiên do Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng. Sau kế hoạch  5 năm lần  thứ nhất (1961-1965), Đảng bộ và nhân dân Hưng Yên đã vinh dự được nhận Cờ “Làm thủy lợi khá nhất” do Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng
Cùng với công tác làm thủy lợi, phân bón được xác định là khâu quan trọng,  quyết định đến năng suất cây trồng. Các hợp tác xã đã  sử dụng nguồn phân chủ yếu là phân chuồng, dựa vào phát triển chăn nuôi và tích cực lấy phù sa sông Hồng. Năm 1961, Hưng Yên đã đưa được 7 triệu m3 nước phù sa vào song Hồng. Ngoài ra, phong trào nuôi thả bèo hoa dâu, làm phân xanh tự nhiên được triển khai ở khắp các hợp tác xã. Về khâu giống cây trồng được các đia phương trong tỉnh xác định là một trong những khâu quan trọng để đẩy mạnh sản xuất, thâm canh, nhất là các loại giống lúa, ngô, đay, khoai cho năng suất cao.
Cùng với việc chú trọng các khâu nước, phân, giống phong trào cải tiến công cụ ở các địa phương trong tỉnh được đẩy mạnh. Năm 1963, áp dụng hai kiểu cày 62A và 62B, phù hợp với nhiều loại đất, cho năng suất cao. Phong trào cải tiến công cụ tuy mới chỉ là bước đầu song đã góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy sản xuất và cải thiện đời sống nhân dân trong tỉnh.
Do có sự lãnh đạo và chỉ đạo kịp thời, trong việc thực hiện thâm canh, áp dụng các biện pháp kỹ thuật nên Hưng Yên đã giành được nhiều kết quả bước đầu. Năng suất lúa tăng từ 1.747 kg/ha năm 1960 lên 4,258 tấn/ha năm 1965. Nông nghiệp thật sự có những bước tiến đáng kể, toàn tỉnh đạt 11/13 chỉ tiêu.
Là tỉnh nông nghiệp nên chăn nuôi giữ vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Chăn nuôi đáp ứng nhu cầu về thực phẩm như thịt, trứng, sữa cung cấp cho nhân dân, quân đội và là nguồn hàng xuất khẩu. Chăn nuôi cũng tạo điều kiện giải quyết khâu sức kéo, phân bón phục vụ cho nông nghiệp, phục vụ cho thâm canh, tăng vụ. Năm 1962, tổng số đàn trâu bò trong tỉnh tăng hơn năm 1961 là 4% số bê, nghé tăng 15%, số lượng trâu bò năm 1965 tăng hơn năm 1961 là 45,1%. Đàn tiểu gia súc cung phát triển mạnh. Các huyện Mỹ Hào, Văn Lâm, Văn Giang, Yên Mỹ là các đơn vị khá, mỗi huyện có từ 70% đến 80% số hợp tác xã có chuồng, trại chăn nuôi tập thể.
Công nghiệp Hưng Yên thời điểm này còn quá nhỏ bé. Các sản phẩm công nghiệp  chủ yếu phục vụ tiêu dung, chế biến nông sản. Bước đầu hình thành một số nhà máy như nhà máy Xay Yên Mỹ; nhà máy chế biến Đay… Với quan điểm xây dựng công nghiệp và phát triển thủ công nghiệp phải dựa vào nguồn vốn, nguyên liệu, nhân lực, kỹ thuật và tiêu thu của địa phương là chính nên từ những năm cải tạo kinh tế (1958-1960) đã có những bước đầu củng cố nền kinh tế.
Quá trình thực hiện kế hoạch tuy có khó khăn về nguyên vật liệu, về vốn, song giá trị tổng sản lượng năm 1963 của công nghiệp quốc doanh đạt 107,2% kế  hoạch. Những mặt hàng sản xuất phục vụ nông nghiệp đều tăng như cày, cuốc, xe cải tiến…
Thực  hiện Nghị quyết của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 11 (3-1965), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VI, song song với việc lãnh đạo trên các mặt trận nông nghiệp, giao thông vận tải, thủy lợi, giap thông vận tải trong điều kiện kinh tế cả nước có chiến tranh, chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam ruột thịt, Tỉnh ủy đã coi trọng phát triển  sản xuất công nghiệp địa phương và thủ công nghiệp.
Chỉ tính năm 1965 so với năm 1964, công nghiệp đã tăng 27%, thủ công nghiệp tăng 31%. Công nghiệp và thủ công nghiệp từng bước được phát triển, mỗi bước phát triển là một bước thay thế lao động thủ công, công nghiệp thực sự  có những đóng góp đáng kể cho quốc phòng và  sản xuất nông nghiệp.
Nhằm đẩy mạnh kinh tế, tỉnh chú trọng phát triển giao thông vận tải. Chỉ số vận tải hàng năm đều tăng, đặc biệt là vận tải hành khách.
Về bưu điện, truyền thanh có nhiều tiến bộ. Mạng lưới bưu điện, truyền thanh được mở rộng, đẩy mạnh phát hành báo chí, quản lý tốt điện thoại, phục vụ tốt, kịp thời cho sản xuất, phát triển văn hóa, củng cố an ninh, quốc phòng.
Trong nền kinh tế quốc dân, thương nghiệp giữ một vai trò hết sức quan trọng, là khâu kết nối và gắn  liền giữa sản xuất, phân phối và tiêu dung, thúc đẩy sản xuất công, nông nghiệp phát triển, phục vụ tốt nhu cầu của nhân dân lao động,  đảm bảo tăng cường củng cố khối liên minh công nông.

Phát triển văn hóa, xã hội

Cùng với phát triển kinh tế, sự nghiệp giáo dục, văn hóa, thể thao cũng đạt được những kết quả đáng khích lệ. Trong năm 1965, ngành giáo dục đã phát động bốn đợt thi đua lớn. Phong trào bổ túc văn hóa toàn tỉnh hoàn thành vượt mức với tỷ lệ 111% trước thời hạn 21 ngày. Trình độ cán bộ, viên chức, nông dân được tăng thêm một bước.
Hệ thống giáo dục phổ thông được phát triển mạnh. Ngành giáo dục phát động phong trào thi đua với trường Bắc Lý rất sôi nổi, tất cả các trường cấp II, cấp III trong tỉnh đều thực hiện phong trào thi đua Hai tốt.
Thực hiện Chỉ thị 102-CT/TW ngày 3-7-1965 của Ban Bí thư Về việc tăng cường công tác giáo dục tư tưởng và chính trị đối với cán bộ giảng dạy và sinh viên, học sinh, Ty giáo dục đã tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên, học sinh nhận thực rõ về tình hình và nhiệm vụ mới, nên công tác giáo dục phổ thông có những chuyển biến mới về tổ chức và nội dung giảng dạy. Năm 1965, tỷ lệ học sinh thi đỗ tốt nghiệp cấp I (so với năm 1964) đạt 94% (tăng 3%); cấp II đạt 98,9% (tăng 2,9%), cấp III đạt 96,2% (tăng 15,2%). Số lớp học cũng được tăng lên đáng kể. Phong trào thi đua Hai tốt được các trường tham gia hưởng ứng nhiệt tình. Các thầy cô giáo nêu khẩu hiệu: Tất cả vì học sinh thân yêu làm phương châm hành động của mình. Nhiều tổ chức chuyên môn đã đề ra quy định: Không có giáo cụ trực quan thì không lên lớp hoặc soạn kỹ, giảng sâu, học sinh nhớ lâu, chóng thuộc…
Thực hiện phương châm học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với sản xuất và đời sống, trong năm 1965, giáo viên và học sinh trong tỉnh đã đóng góp hàng chục vạn ngày công trong việc thu hoạch vụ chiêm, vụ mùa, sản xuất đông-xuân…
Cùng với việc chú trọng phát triển giáo dục đào tạo, Tỉnh ủy cũng chỉ đạo ngành văn hóa thông tin chú trọng tới phong trào văn hóa, văn nghệ, thông tin cổ động, sâu rộng tại cơ sở. Hàng chục đội văn nghệ  quần chúng đã được hình thành và phát triển mạnh như ở Đông Kinh, Tân Dân, Dạ Trạch (Khoái Châu); Thụy  Lôi (Tiên Lữ); Long Hưng (Văn Giang)… Các đội thông tin cổ động hàng ngày dùng loa đài đọc các sách báo để tuyên truyền đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.
Công tác y tế đã đẩy mạnh việc tuyên truyền phòng bệnh cho nhân dân là chính, bằng việc mở các phong trào tuyên truyền phòng bệnh, vệ sinh nơi ăn ở, đào giếng lấy nước sạch. Toàn tỉnh đã đào được 3.101 giếng nước sạch, bình quân cứ 42 hộ ccó một giếng. Hàng năm, ngành y tế của tỉnh đã tổ chức tiêm phòng bệnh cho trẻ em như: đậu mùa, ho gà, bại liệt…
Từ năm 1961 đến năm 1963, công tác bảo vệ  bà mẹ trẻ em được chú ý hơn, công tác giáo dục vệ sinh thai nghén được các hội phụ nữ tuyên truyền sâu rộng trong chị em.
Ngành thể dục, thể thao dựa vào các đội chuyên để xây dựng phát triển các phong trào, tạo các môn thể thao mũi nhọn. Công tác thể dục, thể thao đã có nhiều tiến bộ, phát triển rộng khắp các huyện, thị, đơn vị… với nhiều môn như bóng chuyền, bóng bàn…
Với những chuyển biến và thành tích đã đạt được, Đảng bộ và nhân dân Hưng Yên đã được đồng chí Nguyễn Chí Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị khen ngợi là tỉnh tiên tiến, dẫn đầu để các tỉnh khác học tập trong việc thực hiện các phong trào của Đảng và nhà nước đề ra.
Xây dựng quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
Thực hiện Kế hoạch  5 năm lần thứ nhất (1961-1965), Đảng bộ Hưng Yên rất coi trọng xây dựng, củng cố lực lượng dân quân, tự  vệ, công an đủ sức đảm nhiệm sẵn sang chiến đấu đánh thắng kẻ địch leo thang chiến tranh trong mọi tình huống, bảo vệ quê hương và tích cực chi viện sức người cho tiền tuyến lớn miền Nam.
Năm 1962, thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 20-01-1962 về tăng cường đấu tranh chống các bọn phản cách mạng để phục vụ tốt công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh nhằm thực hiện  hòa bình thống nhất nước nhà; Nghị quyết số 40-NQ/TW ngày 20-01-1962 về vấn đề củng cố và tăng cường  lực lượng công an của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 23-3-1962 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc mở rộng cuộc vận động “bảo mật phòng gian” trong các cơ quan, xí nghiệp, đơn vị vũ trang, Tỉnh ủy Hưng Yên đã chỉ đạo củng cố tăng cường quốc phòng, an ninh ở địa phương và xây dựng kế hoạch tổ chức thực  hiện.
Ngày 27-3-1964, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi nhân dân ta Mỗi người làm việc bằng hai, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ, sẵn sàng chi viện cho cách mạng Việt Nam. Thực hiện lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các cấp, các ngành đã phát động các phong trào thi đua: Mỗi người làm việc bằng  hai vì miền Nam ruột thịt, Ba sẵn sàng khởi đầu của thanh niên Hà Nội, Hội Phụ nữ có phong trào Ba sẵn sàng…
Tháng 8-1964, Bộ Chính trị ra Chỉ thị số 81-CT/TW về tăng cường sẵn sàng chiến đấu chống mọi âm mưu của địch khiêu khích và phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ và tay sai, đông thời nêu rõ nhiệm  vụ cần kíp lúc này.
Thực hiện Nghị quyết Trung ương lần thứ 11 (khóa III) và Chỉ thi  số 81, Đảng bộ và nhân dân Hưng Yên từng bước xác định được nhiệm vụ sản xuất đi đôi với chiến đấu. Là năm đầu của cuộc chiến đấu bảo vệ quê hương, đánh lại cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ,  công tác phòng chống gián điệp, biệt kích được cán bộ, đảng viên và nhân dân luôn nêu cao ý thức cảnh giác cách mạng. Việc xây dựng lực lượng dân quân tự vệ và giáo dục chính trị cho dân quân tự vệ được các cấp, các ngành quan tâm, chú ý.
Thực hiện nhiệm vụ tích cực chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ,  Tỉnh  ủy có Nghị quyết về việc xây dựng làng chiến đấu. Các cấp, các ngành, các địa phương đã tổ chức học tập, quán triệt nghị quyết, củng cố long tin của nhân dân về quan điểm chiến tranh nhân dân của Đảng, làm cho mọi người tin tưởng vào sức mạnh của chiến tranh nhân dân để đánh bại kẻ thù.
Năm 1965,  Đảng bộ và nhân dân Hưng Yên đã thực hiện tốt các chính sách hậu phương quân đội, thực hiện tốt chính sách thương binh, bệnh binh và gia đình liệt sỹ… cán bộ và nhân dân tỉnh Hưng Yên và huyện Khoái Châu đã được Chủ tịch nước tặng  thưởng Huân chương Lao động hạng  Ba.
Cuối năm 1965,  địch đã tiến hành bắn phá Hưng Yên và các tỉnh lân cân. Trước tình hình đó, Tỉnh ủy đã có Nghị quyết đẩy mạnh việc chuẩn bị   phòng không nhân dân. Các cấp, các ngành đã triển khai các mặt công tác như: đào hầm hố, giao thông hào, công sự để chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu. Các tổ thông tin, liên lạc, cứu thương… được thành lập củng cố và bồi dưỡng nghiệp vụ. Các kho tang được sơ tán về các vùng nông thôn…
Thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị, các cơ quan Công an, Viên Kiểm soát nhân dân, Tòa án được kiện toàn và tăng cường. Tình hình an ninh chính trị của tỉnh được ổn định. Lực lượng hậu bị được tăng cường, củng cố, đội ngũ trong sạch, có lập trường chính trị vững vàng; các xã, đại đội, trung đội, tiểu đội cũng được củng cố.

Xây dựng Đảng, chính quyền và các đoàn thể

Đại hội Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lần thứ VI

Từ ngày 6 đến ngày 10-9-1963, Đaị hội Đảng bộ tỉnh Hưng Yên được tiến hành tại Trường Đảng tỉnh gồm 260 đại biểu. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành gồm 17 ủy viên chính thức, 2 ủy viên dự khuyết. Đồng chí Lê Quý Quỳnh được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy, các đồng chí  Mai Văn Hách và Trần Quang Tạo làm Phó Bí thư Tỉnh ủy.
Thực hiện Nghị quyết của Đại hội, trong công tác xây dựng Đảng, Tỉnh ủy rất chú trọng tới công tác chính trị, tư tưởng; tiến hành cuộc vận động Chỉnh huấn mùa xuân 1965 và tiếp tục  quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 của Trung ương cho cán bộ, đảng  viên. Trên cơ sở giáo dục  chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên hiểu được tình hình, nhiệm vụ mới, công tác tổ chức đã được tập trung xây dựng đảng bộ, chi bộ trở thành hạt nhân lãnh đạo nhiệm vụ sản xuất và sẵn sàng chiến đấu.
Tiếp tục  thực  hiện chủ trương đi xây dựng kinh tế miền núi, đến tháng 11-1963, Đảng bộ tỉnh đã đưa 1.200 đảng viên cùng 187 đảng ủy viên, chi ủy viên đi khai hoang cùng nhân dân. Năm 1965, Hưng Yên có 716 chi bộ hợp tác xã đạt Chi bộ bốn tốt, đạt 88,7% số chi bộ hợp tác xã so với năm 1964 tăng 16,6%...
Việc kiện toàn sự  lãnh đạo của Đảng bộ đối với các ngành, các cấp, trong đó có một số ngành chủ yếu như: chính quyền, quân sự, công an, giao thông… đã được chú ý.
Công tác kiểm tra được Đảng bộ tập trung vào việc kiểm tra sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, vì vậy mà Đảng bộ đã thu được những thành tích nhất định trên các mặt trận sản xuất, sẵn sàng chiến đấu.
Cùng với công tác xây dựng Đảng, công tác xây dựng, củng cố chính quyền và các tổ chức đoàn thể quần chúng cũng được Tỉnh ủy quan tâm. Việc xây dựng, củng cố bộ máy chính quyền được Tỉnh ủy quan tâm chỉ đạo, vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đối với chính quyền được giữ vững. Trong điều kiện sơ tán, các cơ quan chuyển về làm việc ở nông thôn nên Tỉnh ủy đã kịp thời chỉ đạo sửa đổi lề lối làm việc cho hợp lý, thực hiện tốt hai nhiệm vụ sản xuất, chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu.
Việc lãnh đạo các tổ chức quần chúng được các cấp, các ngành quan tâm tăng cường công tác vận động quần chúng. Công tác Mặt trận đã động viên cổ vũ các tầng lớp nhân dân đẩy mạnh sản xuất và chiến đâu. Công tác lãnh đạo và vận động  thanh niên được các cấp ủy coi trọng, nhất là sau khi có Chỉ thị của Ban Bí thư về tăng cường lãnh đạo thanh niên trong tình hình mới. Công tác thanh niên ở các trường cũng được chú ý.
Công tác thiếu nhi,  nhi đồng cũng được Tỉnh ủy chú ý. Giáo dục các em tinh thần yêu nước, yêu Đảng, yêu lao động, căm ghét đế quốc Mỹ xâm lược, giáo dục  truyền thống cách mạng của cha anh và 5 điều Bác Hồ dạy…
Về công tác phụ nữ, với Chỉ thị 99-CT/TW của Ban Bí thư vfa Chỉ thị 29-CT/TU của Tỉnh ủy về công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới, phong trào phụ nữ đã có những chuyển biến mới. Các cấp đã chú ý giải quyết những khó khăn cho chị em về con cái, sức khỏe để chị em yên tâm công tác. Phong trào  Ba đảm đang và Năm tốt đã đi vào chiều sâu, có chất lượng tốt và đạt hiệu quả cao. Năm 1965,  cả tỉnh có 15 vạn phụ nữ đăng ký Ba đảm đang, có 42 chị là chủ nhiệm hợp tác xã, 62 chị làm phó chủ nhiệm và hàng vạn chị em làm đội trưởng…
Trong những năm 1965-1966, Công đoàn tập trung giáo dục tinh thần chống Mỹ  cứu nước, yêu nước và chủ nghĩa xã hội cho cán bộ, công nhân viên chức để thực hiện nhiệm vụ sản xuất và sẵn sàng chiến đấu, đẩy mạnh phong trào thi đua  Ba điểm cao; Ba xây,  ba chống…
Dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, các hoạt động của đoàn thể được chỉ đạo chặt chẽ về các mặt tư tưởng, tổ chức, đã phát huy được khả năng to lớn của quần chúng nhân dân để hoàn thành kế hoạch Nhà nước, phục vụ cho nhiệm vụ sản xuất, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu.

Tin liên quan