Đấu thầu, dự án
Đăng ngày: 12/08/2018 - Lượt xem: 80
Phần 5: Xây dựng lực lượng cách mạng chống địch càn quét, giữ vững hậu phương (12-1946 – 12-1949)

Ba năm đầu kháng chiến (1946-1947), Đảng bộ Hưng Yên đã lãnh đạo quân và nhân dân trong tỉnh vượt qua bao khó khăn, gian khổ, vừa xây dựng vừa chiến đấu.

5.1 Chủ động chống địch lấn chiếm

Trước sức ép ngày một tăng của quân Pháp, để bảo vệ tổ quốc, giữ vững thành quả Cách mạng Tháng Tám, đêm ngày 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến”. Ngày 22-12-1946, Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị “Toàn dân kháng chiến”.

Đáp lời kêu gọi của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng bộ và nhân dân Hưng Yên đã lãnh đạo và phát động quân dân toàn tỉnh quyết tâm kháng chiến, cùng cả nước nhất tề đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược. Công việc chuẩn bị kháng chiến được triển khai với tốc độ khẩn trương. Tỉnh uỷ đã chỉ đạo củng cố lực lượng vũ trang tỉnh: điều 150 cảnh vệ các huyện lên tỉnh, lấy tự vệ du kích xã lên huyện; thành lập thêm các đội cảm tử. Thành lập Mặt trận bắc Hưng Yên và tổ chức trần địa phòng ngự ở nhiều nơi.

Thực hiện ý đồ đánh chiếm đường 5, tuyến giao thông huyết mạch từ Hà Nôi đi hải Phòng, ngày 1-4-1947, địch cho 1 tiểu đoàn vừa đi vừa sửa đường và bắn bừa bãi thăm dò và xua giãn lượng của ta. Các chiến sỹ cảm tử của ta do Lương Văn Cung chỉ huy xông ra lao bom ba càng, ném lựu đạn vào quân địch, tiêu diệt gần 100 tên, thu 7 súng, 35 lựu đạn, buộc địch phải rút về khu Chùa Bà (Lương Xá, Văn Lâm).
           Sau trận đánh, địch tăng thêm quân từ Đáp Cầu về tiếp tục đánh xuống Như Quỳnh. Ngày 7-1-1947, địch chiếm đường 5 nhưng vẫn chưa vận tải cơ giới được. Chiếm được đường 5, chúng ra sức càn quét, khủng bố nhân dân. Chỉ riêng tháng 1 đầu năm 1947, chúng càn quét toàn bộ các huyện Văn Lâm, Mỹ Hào và các xã xung quanh nhằm tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta. Trước tình hình đó, tự vệ các xã, các huyện đã tiến hành chống càn, ngoài ra còn tiến đánh địch lôi ở Phố Nối. Đây là trận đánh địa lôi đầu tiên của tỉnh trên đường 5.
          Sang tháng 2-1947, địch càn lớn vào vùng giáp ranh bốn huyện (Mỹ Hào, Yên Mỹ, Ân Thi, Bình Giang) tàn sát 250 đồng bào ta. Ngày 23-2-1947, địch chiếm được Kẻ Sặt, ngày hôm sau chúng đánh khu Đông Bắc Ân Thi. Tự vệ xã Đô Lương phối hợp với bộ đội xã diệt 100 tên tại làng Huệ Lai buộc chúng phải rút về Kẻ Sặt.
          Cùng với tiến công về quân sự, địch bắt đầu tiến hành chiến tranh tâm lý mua chuộc, mị dân, lập tề…Cơ sở của ta bị đảo lộn, cán bộ, đảng viên và lực lượng vũ trang bị tiêu hao.
          Tháng 2-1947, Bộ Quốc Phòng ra Thông tư chuyển tự vệ xã thành du kích, nam nữ công dân từ 18 – 45 tuổi đều được xét đưa vào dân quân nên lực lượng của ta tăng lên nhanh chóng. Nhiều huyện còn lập hội lão dân quân, thanh niên dân quân như Phù Cừ, Tiên Lữ… Các huyện phía Bắc còn lập “khu chiến đấu”.
          Thực hiện Quyết định của Chính phủ (4-1947) về hệ thống tổ chức dân quân các cấp. Tháng 4-1947, Tỉnh đội dân quân Hưng Yên được thành lập, đồng chí Nguyễn Hữu Nghị - nguyên uỷ viên quân sự trong Uỷ ban Kháng chiến tỉnh được chỉ định làm tỉnh đội trưởng. Các huyện đội, xã đội, thôn đội được thành lập. Nhờ có hệ thống tổ chức dân quân hình thành nên các đảng bộ nắm chắc lực lượng vũ trang hơn. Các cơ sở sản xuất vũ khí của tỉnh cũng đã được hình thành.
          Tháng 5-1947, tại Trà Bồ (Phù Cừ) Đảng bộ Hưng Yên họp Đại hội Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lần thứ I gồm 150 đại biểu bầu đồng chí Lê Thành làm Bí thư Tỉnh uỷ. Đại hội đã tổng kết tình hình qua 4 tháng trực tiếp chiến đấu đồng thời trực tiếp quán triệt đường lối của Đảng về những vấn đề cơ bản như quan điểm chiến tranh nhân dân, phương châm đánh lâu dài, tự lực kháng chiến… Đại hội đề ra nhiệm vụ về các mặt kinh tế, chính trị, xã hội và thành lập Trường huấn luyện để đào tạo cán bộ, đặt tên là “Trường Tháng Tám”.
          Thực hiện Nghị quyết Đại hội, Tỉnh uỷ đã chỉ đạo đợt “phê bình và tự phê bình” qua học tập “Thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi các đồng chí Bắc Bộ” và mở đợt phát triển Đảng “Lớp Tháng Tám”. Về giáo dục chính trị, đã tổ chức học tập cho cán bộ, đảng viên hiểu biết thêm về chủ nghĩa Mác-Lênin, đường lối cách mạng Việt Nam, đường lối kháng chiến của Đảng.
          9 tháng cuối năm 1947 (từ tháng 5 đến tháng 12-1947) là giai đoạn địch hoạt động về nhiều mặt và cơ bản đã chiếm được đường 5. Tuy nhiên, chúng cũng gặp phải sự kháng cự quyết liệt của quân và dân ta. Đặc biệt là sự kháng cự trong chiến dịch thu đông 1947. Thất bại trong chiến dịch thu đông 1947, tướng Đắcgiăngliơ bị triệu hồi, tuy nhiên, ý đồ thôn tính nước ta bằng quân sự của Thực dân Pháp vẫn không thay đổi.

5.2 Xây dựng lực lượng cách mạng, chống địch càn quét, giữ vững hậu phương

Ngày 7-10-1947, quân Pháp tiến công lên Việt Bắc. Ngay đêm đó, Thường vụ Trung ương Đảng điện cho các khu: Khu uỷ và Quân khu uỷ chỉ huy bộ đội đánh mạnh để chia lực lượng địch và phá kế hoạch của chúng. Bộ Tổng chỉ huy ra lệnh cho các chiến trường đánh địch để phối hợp với Việt Bắc. Căn cứ vào tình hình cụ thể, Khu uỷ giao cho Hưng Yên ba nhiệm vụ: Đánh phá giao thông làm địch ngãng trở vận chuyển – Giam chân địch để phối hợp với chiến trường chính – Phát triển chiến tranh du kích, phá tề trừ gian.

Thực hiện nhiệm vụ trên, Tỉnh uỷ đã họp các cơ quan tham mưu cạch kế hoạch hoạt động cụ thể cho từng vùng tạm bị địch chiếm, nhanh chóng xây dựng, củng cố cơ sở, đẩy mạnh tác chiến, tập trung đánh phá giao thông, tổ chức tổng phá tề, diệt ác, trừ gian. Mở màn là hoạt động phá tề tháng 10-1947. Chỉ trong một thời gian ngắn, đã giải tán 60 “Hội đồng an dân”, cảnh cáo bạn bọn tay saỉơ 34 thôn, trừng trị những tên đầu sỏ ở một số nơi ở Yên Mỹ, Văn Lâm, Mỹ Hào… Cùng với phá tề, tỉnh đã đưa một số đại đội lên khu vực đường 5 làm nhiệm vụ phá đường, cản bước tến của giặc. Ngoài ra còn làm nhiệm vụ đưa bộ đội ta di chuyển ra các vùng xung quanh buộc địch phải bắn ra nhằm tiêu hao lực lượng của địch.
          Ngày 22-12-1947, quân Pháp tháo chạy khỏi Việt Bắc, đánh dấu thất bại chiến lược đầu tiên trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của chúng.
          Đầu năm 1948, ta triển khai kế hoạch tác chiến ở cả vùng tạm chiến và vùng tranh chấp. Ngày 5-1-1948, du kích Hưng Yên tiến hành đánh mìn, chống càn địch ở nhiều nơi như Yên Cảnh (Tân Dân, Khoái Châu), Đa Ngưu (Tân Tiến, Văn Giang)… phá huỷ kế hoạch “xiết chặt” của địch đối với vùng tạm chiến.
          Tiếp sau kế hoạch “xiết chặt”, thực dân Pháp thực hiện kế haọch “vết dầu loang” đối với vùng tạm chiến bằng cách hành quân thọc xuống những vùng tự do phía nam tỉnh nhằm tiêu diệt lực lượng của ta, phá cơ sở kháng chiến, vơ vét người và của phục vụ cho chiến tranh, thăm dò chuẩn bị âm mưu mở rộng chiếm đóng. Tuy nhiên, chúng bị quân ta chặn đánh tại cầu Đìa và chợ Thi, diệt gần 300 tên địch, buộc chúng phải chấm dứt cuộc càn, rút về phía bắc. Đây là trận lớn nhất của bộ đội chủ lực của ta trên địa bàn Hưng Yên lúc đó.

5.3 Đại hội Đảng bộ Hưng Yên lần thứ II

Tháng 2-1948, tại Hoàng Xá (Tiên Lữ) Đảng bộ Hưng Yên họp Đại hội lần thứ II để phổ biến Nghị quyết Hội nghị đại biểu Liên Khu 3. Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Đảng bội mới bao gồm 11 uỷ viên chính thức và 2 uỷ viên dự khuyết, đồng chí Lê Thành được cử làm Bí thư Tỉnh uỷ.

Qua một năm kháng chiến, vừa lãnh đạo đánh địch ở các huyện phía bắc, vừa xây dựng lực lượng ở các huyện phía nam, Đảng bộ đã vượt qua những khó khăn, lúng túng ban đầu, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm quý báu.

5.4 Đại hội Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lần thứ III

Tháng 7-1949, Đảng bộ Hưng Yên họp đại hội Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lần thứ III, tại xã Lệ Chi (Tiên Lữ), kiểm điểm tình hình mọi mặt công việc chuẩn bị kháng chiến; công tác lãnh đạo đấu tranh với địch trong vùng tạm chiến phía bắc tỉnh; và đề ra phương hướng nhiệm vụ mới theo tinh thần “tích cực cầm cự chuẩn bị tổng phản công”. Đại hội đã bầu ra được Ban Chấp hành mới gồm 15 đồng chí,đồng chí Trịnh Quý Dần được cử làm Bí thư. Sau Đi hội Đảng bộ tỉnh, các đơn vị vũ trang, các cơ quan tỉnh, huyện đều được chấn chỉnh lề lối làm việc, củng cố kiện toàn về tổ chức trang bị theo tinh thần chỉ thị của Trung ương là “Kiện toàn tỉnh, đơn giản huyện, củng cố xã”.

Sau hai kế hoạch “xiết chặt” và “Vết dầu loang” bị phá sản. Thực dân Pháp đã đưa ra chính sách mới là “Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt trị người Việt”, với 3 biện pháp chủ yếu là: Phát triển quân nguỵ, sử dụng quân nguỵ làm lực lượng chiếm đóng; tập trung quân Âu Phi xây dựng lực lượng cơ động, đẩy mạnh càn quét đánh du kích; củng cố, đề cao nguỵ quyền. Trong khi chính sách của địch đang từng bước được triển khai, thì kế hoach đánh chiếm vùng tự do phía nam Hưng Yên, Hải Dương đã chuẳn bị sẵn. Trước tình hình đó, Tỉnh uỷ Hưng Yên phát động “một tháng tiền tuyến” ta đẩy mạnh các hoạt động ở phía bắc Ân Thi, Khoái Châu, Yên Mỹ, chống càn thắng lợi ở Cù Tu, Chợ Chiền (Ân Thi)… Từ tháng 1 đến tháng 10-1949, quân và dân trong tỉnh đã chiến đấu 607 trận, tiêu diệt 1.882 tên địch, là bị thương 1.314 tên, bắt 344 tên. Ta thu 3 súng trung liên, 2 tiểu liên, 2 súng lục, 29 súng trường.

Ngày 17-12-1949, Hội đồng nhân dân tỉnh họp bầu Uỷ ban kháng chiến hành chính tỉnh gồm 7 người và củng cố 20 ty ngành.

Ba năm đầu kháng chiến (1946-1947), Đảng bộ Hưng Yên đã lãnh đạo quân và nhân dân trong tỉnh vượt qua bao khó khăn, gian khổ, vừa xây dựng vừa chiến đấu. Đảng bộ ta đã vượt qua những vấp váp ban đầu để ngày càng trưởng thành, từng bước lãnh đạo, chỉ đạo, phát động chiến tranh nhân dân đấu tranh toàn diện với kẻ thù, và chuẩn bị mọi mặt cho kháng chiến. Với tương quan lực lượng địch ta lúc đó, thắng lợi đạt được là rất quan trọng và thu được nhiều kinh nghiệm bổ ích, làm cơ sở cho cuộc đấu tranh ở thời kỳ tiếp sau.

Tin liên quan